Lịch sử Dương_tử_kinh

Tên khoa học của nó lấy theo tên gọi của Henry Blake, tổng trấn Hồng Kông thuộc Anh từ 1898 đến 1903. Là một nhà thực vật học có nhiệt tâm, ông đã phát hiện ra nó vào năm 1880 ở gần một khu nhà hoang bên bờ biển đảo Hồng Kông gần Bạc Phù Lâm (薄扶林). Miêu tả khoa học đầu tiên về loài lan Hồng Kông này đã được S. T. Dunn, một người quản lý của "Cục thực vật và lâm nghiệp", công bố vào năm 1908. Ông đã đưa nó vào chi Bauhinia và đặt tên nó theo tên của Henry Blake.

Biểu tượng

Cờ Hồng Kông với biểu tượng hoa dương tử kinh

Bauhinia blakeana đã được Hội đồng thị chính Hồng Kông phê chuẩn là biểu tượng của Hồng Kông vào năm 1965. Kể từ năm 1997, nó đã trở thành loài hoa biểu tượng cho đặc khu hành chính Hồng Kông của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và nó xuất hiện trên lá cờ của Hồng Kông, khu huy Hồng Kông và cũng như trên các đồng đô la Hồng Kông; tên gọi trong tiếng Trung gần đây cũng đã được làm ngắn gọn lại thành tử kinh (紫荊) do dương () còn có nghĩa là "nước ngoài" trong ngôn ngữ này và điều đó có thể bị coi là không thích hợp đối với chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Một bức tượng mô phỏng loài hoa này cũng đã được dựng lên tại Quảng trường Golden Bauhinia ở Hồng Kông.

Huy hiệu Hồng Kông với biểu tượng hoa dương tử kinh

Một điều thú vị là mặc dù hoa của nó có màu tía ánh hồng tươi màu nhưng nó lại được vẽ thành màu trắng trên lá cờ của Hồng Kông.

Loài thực vật đặc hữu này của Hồng Kông cũng đã được đưa vào Đài Loan năm 1967. Vào năm 1984 nó đã được bầu chọn là loài hoa của thành phố Gia Nghĩa (嘉義), miền tây nam Đài Loan.

Liên quan